Đèn xe ô tô là “đôi mắt thứ hai” của tài xế, giúp đảm bảo người lái nhìn thấy đường và những chướng ngại vật trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên đây cũng là bộ phận đầu tiên của xe chịu ảnh hưởng từ gió cát, nhiệt độ cao… trong quá trình di chuyển. Lâu dần đèn xe ô tô chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường không còn đảm bảo được độ trong và ánh sáng chiếu ra đủ mạnh nữa. Hãy cùng Shitek trang bị kiến thức về đánh bóng đèn xe ô tô chuẩn detailing phục hồi đèn xe nhé!
1. Khi nào cần đánh bóng đèn xe ô tô
Đèn xe ô tô được các chuyên gia khuyến nghị nên được kiểm tra và đánh bóng mỗi 6 tháng 1 lần hoặc sau mỗi 10.000km đi đường. Hoặc khi các chủ xe nhận thấy những dấu hiệu sau đây, hãy đưa xế yêu đến các trung tâm chăm sóc xe ngay nhé.
Đèn xe bị trầy xước: Đèn pha ô tô là bộ phận dễ chịu tác động của cát, bụi, đá văng và va chạm trên đường dẫn tới các vết trầy xước trên bề mặt. Những vết trầy xước này quá dày sẽ dẫn đến đèn xe nhanh chóng bị ô xy hóa và ngả vàng.
Giảm hiệu suất chiếu sáng: Khi bạn cảm thấy ánh sáng từ đèn xe ô tô trở nên yếu đi hoặc không còn đủ sáng để chiếu xa, có thể do lớp phủ trên đèn đã bị mờ hoặc bong ra. Trong trường hợp này, đánh bóng đèn pha sẽ giúp khôi phục lại lớp phủ và cải thiện ánh sáng cho đèn.
2. Cách đánh bóng đèn xe ô tô chuẩn Detailing
Đánh bóng đèn xe hơi khác hoàn toàn so với hiệu chỉnh sơn vỏ ô tô. Hãy cùng Shitek tìm hiểu 5 bước đánh bóng đèn xe hơi chuẩn detailing nhé.
Bước 1: Dán băng keo chuyên dụng che chắn các vị trí viền xung quanh đèn xe
Đây là bước đầu tiên trong quy trình đánh bóng đèn xe giúp các vị trí, phần thân vỏ xung quanh đèn xe không bị ảnh hưởng bởi hóa chất và máy đánh bóng trong quá trình thi công
Bước 2: Xả nhám
Đây là hành động dùng giấy nhám chà sát vào cụm đèn. Đây là tiền đề quan trọng quyết định đèn xe có được đánh bóng trong và khôi phục như ban đầu hay không.
Giấy nhám sẽ lấy đi lớp nhựa bị oxy hóa ở bên ngoài đèn xe và để lại bề mặt mờ cho đèn. Sau khi xả, vệ sinh và lau khô để kiểm tra đèn xe đã được xả đều hay chưa. Nếu vẫn còn các phần loang lổ, ngả vàng cần chà sát lại sao cho đều nhất. Cần đặc biệt lưu ý xả nhám đều tay, theo chiều dài của cụm đèn chứ không chà tại một chỗ, nếu không đèn sẽ bị lõm.
Bước 3: Đánh bóng đèn
Sử dụng paste phá để đánh bóng từng chút một trên đèn xe. Các kỹ thuật viên cần chú ý không áp dụng toàn bộ bề mặt pad lên đèn và không ép máy để phòng ngừa nguy cơ lớp nhựa của đèn bị cháy.
Bước 4: Xóa vết xước trên bề mặt
Sau khi đánh bóng, đèn xe ô tô đã trở nên sáng và trong hơn trông thấy. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ sẽ vẫn có các vết xước trên bề mặt do pad đánh bóng để lại. Vì vậy, chúng ta sẽ sử dụng máy đánh bóng hai tua cùng paste bóng để đánh bóng lại bề mặt đèn xe một lần nữa để xóa các vết xước, vết quầng còn lại.
Bước 5: Sử dụng phương pháp bảo vệ đèn xe
Sau khi khôi phục lại đèn xe như mới, dưới sự tác động của môi trường trong quá trình di chuyển đèn xe vẫn sẽ bị trầy xước và xuống cấp. Vì vậy các chủ xe nên áp dụng các phương pháp bảo vệ đèn xe lâu dài để tiết kiệm nhiều chi phí sau này.
Có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là phủ Ceramic tăng độ bóng, độ cứng và dán PPF cho đèn xe.
3. Giá đánh bóng đèn xe ô tô
Chi phí đánh bóng đèn xe oto dao động từ 500.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ/1 cặp trên thị trường phụ thuộc và chính sách giá của từng đơn vị cũng như tay nghề của kỹ thuật viên. Đèn xe ô tô là bộ phận khó để đánh bóng vì có nhiều nguy cơ bị cháy, vỡ, đánh không đều tay, loang lổ… và phải thay thế cả cụm đèn với chi phí rất cao. Vì vậy các chủ xe nên tìm kiếm các đơn vị chăm sóc xe chuyên nghiệp để được phục vụ với chất lượng dịch vụ tốt nhất.
4. Địa chỉ đánh bóng đèn xe ô tô Hà Nội uy tín
SHITEK AUTO DETAILING là đơn vị chăm sóc xe hơi có kinh nghiệm hơn 10 năm và có danh tiếng, uy tín cao trong thị trường chăm sóc xe hơi trên khắp cả nước. Hiện SHITEK có 2 cơ sở chăm sóc xe tại Hà Nội - Cầu Giấy và Long Biên. Nếu các chủ xe đang tìm kiếm cơ sở đánh bóng xe ô tô Long Biên uy tín hãy đến với Shitek nhé! Liên hệ ngay theo Hotline 1900998816 để được tư vấn và đặt lịch nhé!